-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

GIẢI PHÁP NÀO CHO PHỤ NỮ THỜI KÌ TIỀN MÃN KINH?
12/01/2024
Vào thời kỳ tiền mãn kinh sự suy giảm mạnh hormon estrogen là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bốc hỏa. Đây là nguyên nhân khiến chị em bực bội, khó chịu và sinh ra nhiều khoảng cách với người thân trong gia đình. Đừng lo lắng! Áp dụng 3 cách sau đây để đẩy lùi cơn bốc hỏa mà bạn đang gặp phải
1. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của những cơn bốc hỏa. Bạn nên duy trì những thói quen sau: Kiểm soát khẩu phần ăn mỗi bữa, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít; Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các nhóm tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ và vitamin; Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện tối thiểu 150 phút mỗi tuần sẽ giúp tạo ra nhiều năng lượng tích cực, xua tan những mệt mỏi, khó chịu; Không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có khói thuốc; Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích như cafein; Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5-2l nước mỗi ngày.
2. Biện pháp trị liệu thay thế: Nhiều người sử dụng những biện pháp trị liệu thay thế để cải thiện tình trạng bốc hỏa. Một trong những phương pháp được đánh giá khá hiệu quả là châm cứu. Tuy nhiên, biện pháp này có một nhược điểm lớn đó là hiệu quả của biện pháp trị liệu phụ thuộc nhiều vào tay nghề của lương y điều trị. Ngoài châm cứu, các biện pháp khác như thiền, yoga... cũng giúp hạ hỏa và làm phụ nữ trở nên bình tĩnh hơn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
3. Sử dụng thảo dược tự nhiên: Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng các loại thảo dược để giảm bớt tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ. Một trong những loại thảo dược điển hình vẫn được sử dụng cho đến ngày nay là dầu hoa anh thảo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dầu hoa anh thảo có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa cả về tần suất và thời gian gặp phải.
Các tin khác
- Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Tự Nhiên Không Cần Thuốc: 4 Bí Quyết Khoa Học Bạn Có Thể Áp Dụng Mỗi Ngày 30/06/2025
- Chăm Sóc Sức Khỏe Mùa Nắng Nóng: Ngừa Say Nắng, Mất Nước, Đột Quỵ Để Bảo Vệ Chính Mình 30/06/2025
- Giải Pháp Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sốt Siêu Vi, COVID-19, Cúm A/B – Bảo Vệ Cơ Thể Từ Bên Trong 30/06/2025
- Đái Tháo Đường (Tiểu Đường): Bệnh Không Lây Nhưng Nguy Hiểm Không Kém – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Kiểm Soát Hiệu Quả 30/06/2025
- Bụi mịn, thời tiết thất thường và giải pháp tăng cường miễn dịch đường hô hấp 25/06/2025
- Sức Khỏe Đường Ruột Quyết Định 70% Hệ Miễn Dịch: Sự Thật Không Thể Bỏ Qua 20/06/2025
- Nguy cơ tiềm ẩn của tăng huyết áp âm thầm: “Kẻ giết người thầm lặng” đang sống trong bạn? 23/06/2025